Tour du lịch Đà Nẵng - Ngũ Hành Sơn là một hệ thống gồm năm ngọn núi được đặt tên theo năm yếu tố của ngũ hành trong kinh dịch phương đông, núi Ngũ Hành Sơn có rất nhiều tên gọi như Ngũ Uẩn Sơn, Bách Hoa Ngũ Chỉ Sơn, hay núi Non Nước, quần thể núi Ngũ Hành này đã tồn tại từ lâu đời và chứng kiến nhiều đổi thay trong lịch sử phố Đà Thành. Ngũ Hành Sơn không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn mang ý nghĩa về văn hóa và tâm linh sâu sắc.
Phố cổ Hội An bên dòng sông Thu Bồn
Hội An được biết là phố đèn lồng hay còn gọi là phố người Hoa, nơi tập trung rất nhiều du khách không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới bởi vẻ đẹp cổ kính nơi đây. Hội An đã từng là một đô thị cổ rất sầm uất trong quá khứ, một trung tâm buôn bán của nhiều tàu thuyền quốc tế, và cũng là nơi lưu giữ được nhiều vẻ kiến trúc độc đáo có một không hai.
Ngày 1: Vãn cảnh chùa Cầu, tham quan nhà cổ
Xe và Hướng Dẫn Viên công ty du lịch Vilide đón du khách tại sân bay
Đà Nẵng (hoặc bến tàu) khởi hành đi Hội An. Trên đường đi, du khách dừng chân tham quan một số thắng cảnh như:
Hệ thống núi Ngũ Hành Sơn: Núi trong quần thể núi Ngũ Hành Sơn mang tính chất của núi đá vôi Việt Nam, do ở vùng nhiệt đới nhiều nắng mưa nên đá vôi lâu ngày bị hòa tan tạo ra những cảnh đẹp hết sức kỳ bí và huyền ảo, nhất là trong các hang động. Hang động trong quần thể núi Ngũ Hành Sơn là những hang động mở, có nhiều lỗ hổng thông với bên ngoài nên động luôn mát mẻ và thoáng khí.
Núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Ngọn Thủy Sơn: nằm trên dãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến viếng.
Tiếp tục hành trình tour du lịch Đà Nẵng về thăm phố cổ Hội An. Đến nơi, du khách tản bộ tham quan các kiến trúc nổi tiếng của thương cảng sầm uất Faifo:
Bảo tàng gốm sứ Hội An: Ở đây, có thể thấy được tổng thể không gian điển hình của kiến trúc nhà cổ ở Hội An, được chia làm 3 phần: nhà trước, nhà sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh ở phía sau cùng. Hằng năm Bảo tàng đón trên sáu mươi nghìn lượt khách trong nước và quốc tế.
Chùa Cầu Nhật Bản: là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Trong chùa thờ vị thần là Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Chùa cầu Nhật Bản tại Hội An
Hội Quán Phúc Kiến: là một công trình kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa tại Hội An. Đây là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương, giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng
wordpress themes tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Hội Quán Phúc Kiến
Nhà cổ Phùng Hưng: là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.
Bảo tàng Văn hóa Dân gian (14 làng nghề truyền thống) là một trong những bảo tàng chuyên đề đặc sắc ở Hội An. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn, Bảo tàng đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiệu về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Khu phố lồng đèn tại Hội An
Kết thúc hành trình tham quan, du khách sẽ hiểu thêm về cuộc sống của người dân Hội An cùng sự phát triển của đô thị này trong lịch sử từ nhiều năm qua. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng các kiến trúc cổ, các món ăn đặc sản nổi tiếng Hội An như: cao lầu, mì Quảng, hoành thánh, bánh xèo…Xe đưa du khách quay trở lại
Đà Nẵng, thời gian còn lại, du khách tự do khám phá thành phố đêm Đà Nẵng – “thành phố ánh sáng” với vẻ đẹp lung linh hấp dẫn nhiều du khách.
Ngày 2: Khám phá thánh địa Chămpa – Mỹ Sơn
Một ngày mới bắt đầu, du khách sẽ đi tham quan một địa danh nổi tiếng nhất nhì ở Quảng Nam đó chính là Thánh Địa Mỹ Sơn.
Thánh địa Mỹ Sơn: là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Nơi trưng bài các hiện vật Chămpa tại thánh địa Mỹ Sơn
Ở Thánh địa Mỹ Sơn có rất nhiều hiện vật tiêu biểu đã được khai quật, trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố
Đà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hóa của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hóa.
Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
Khuôn viên quanh thánh địa Mỹ Sơn
Kết thúc hành trình
tour du lịch Đà Nẵng khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, xe và Hướng Dẫn Viên tiễn khách ra sân bay Đà Nẵng (hoặc bến tàu). Công ty du lịch Vilide hẹn gặp lại quý khách trong những chuyến
du lịch Đà Nẵng tiếp theo. Thân ái chào tạm biệt quý khách.
Nguồn tham khảo: Vilide.com